Giới thiệu sơ lược
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy và bột giấy là xơ sợi thực vật, chủ yếu từ gỗ; các cây ngoài gỗ như đay, gai, tre, nứa, các phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, bã mía, các vật liệu tái sinh. Tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm giấy cũng rất đa dạng và phong phú như: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy bao bì, giấy vàng mã…Công nghiệp sản xuất giấy thường bao gồm hai công đoạn chính: sản xuất bột giấy và tạo hình giấy từ bột giấy. Về công đoạn sản xuất giấy và bột giấy cũng rất khác nhau, nhưng tựu chung bao gồm những bước chính sau: nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ…), gia công nguyên liệu thô, nấu, rửa, tẩy trắng, nghiền bột, xeo giấy và định hình sản phẩm.
Trong công nghiệp giấy, để tạo sản phẩm có độ dai, trắng, không lẫn tạp chất, cũng như thu hồi được tối đa xenlulo trong nguyên liệu, cần phải sử dụng rất nhiều loại hóa chất trong các công đoạn khác nhau. Các loại hóa chất được sử dụng ở công đoạn nấu, tẩy trắng, xeo giấy như đá vôi, xút, cao lanh, nhựa thông, các chất kết dính tự nhiên và tổng hợp, các chất oxy hóa để khử lingin như clo, hyloclorit, peroxit
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước. Ở các nhà máy giấy, hầu như tất cả các lượng nước đưa vào sử dụng cuối cùng đều trở thành nước thải và mang theo các tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Trong đó dòng thải từ các quá trình nấu bột và tẩy trắng có mức độ ô nhiễm và độc hại cao nhất.
Dòng thải từ quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất thô khoảng 25 – 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ vào khoảng 70:30. Thành phần hữu cơ là ligin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ gồm những hóa chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2SO4, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm.
Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa học thường chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất hữu cơ clo. Khi tẩy bằng các hợp chất chứa clo, các thông số ô nhiễm đặc trưng: BOD vào khoảng 15 – 17 kg/tấn bột giấy, COD khoảng 60 – 90 kg/tấn bột giấy, đặc biệt các giá trị AOX (các hợp chất clo hữu cơ) khoảng 4 – 10 kg/tấn bột giấy.
Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh....
Nước thải từ công đoạn xeo giấy
Nước thải được thu gom về hố thu, trong hố thu có đặt song chắn rác để loại bỏ rác trước khi đưa vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa, khí được cấp thông qua dàn ống phân phối khí và máy thổi khí. Sau đó, nước được bơm vào bể lắng đợt IA, hố thu gom bùn được đặt trong bể để thu gom bùn và cặn. Nước thải 1 phần được đưa vào bể chứa bột giấy, 1 phần được đưa vào hệ thống xử lý chung.
Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy
Nước thải được thu gom đến bể điều hòa, nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể trộn đứng để trộn đều nước thải với hóa chất keo tụ, hóa chất được sử dụng ở đây là NaOH và phèn sắt. Nước thải được bơm qua bể phản ứng để hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và các cặn bẩn.
Hệ thống xử lý nước thải chung
Nước thải sau xử lý của 2 công đoạn được gộp chung và đưa vào hệ thống xử lý chung. Nước thải được đưa vào ngăn trung hòa, sử dụng hóa chất kiềm để điều chỉnh pH của nước thải nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật. nước thải sau đó được bơm vào bể bùn hoạt tính xáo trộn hoàn toàn, hiệu quả xử lý đạt 89%.
Nước sau xử lý sinh học được đưa vào bể lắng đợt II để loại bỏ các cặn lơ lửng và thu bùn dư, lượng bùn dư này được lắng và thu gom vào bể chứa bùn, một lượng bùn được tuần hoàn lại bể Aeroten, lượng bùn còn lại đưa vào bể nén bùn cuối cùng đưa vào máy ép bùn. Nước sau lắng được đưa vào bể khử trùng để thực hiện nốt công đoạn khử trùng nước trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM VẢI
Ngày đăng : 14.01.2017
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM
Ngày đăng : 14.01.2017
QUY TRÌNH SẢN XUẤT JAVEN MỚI NHẤT
Ngày đăng : 14.01.2017