I: THẾ NÀO LÀ PHỤ GIA THỰC PHẨM:
Phụ gia thực phẩm (PGTP) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một phần của thực phầm. phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất gây ô nhiễm hoặc chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
phu gia thuc pham
II: PHỤ GIA THỰC PHẨM GỒM NHỮNG NHÓM NÀO?
Dựa theo chức năng, công dụng, tính chất, danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 3742/2001/QĐ BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 được xếp vào 22 nhóm theo chức năng sau:
1: Chất điều chỉnh độ axit độ chua (dùng để duy trì hay làm trung hòa độ chua của thực phẩm). nhóm này có 41 chất.
2: Chất điều vị: dùng để làm tăng hay cải thiện vị của thực phẩm nhóm này có 8 chất.
3: Chất ôn định: dùng để ôn định hệ phân tán đồng nhất của sản phầm nhóm này gồm 13 chất
4: Chất bảo quản: dùng để cản trở sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm hay ngừng quá trình lên men, axít hóa hay hư hại của thực phẩm. nhóm này gồm có 29 chất.
5: Chất chống đông vón: dùng để để phòng sự đong vón tạo sự đồng nhất của thực phẩm. nhóm này gồm có 14 chất.
6: Chất chống oxy hóa: dùng để phòng hày cản trở sự oxy hóa của thực phẩm nhóm này gồm có 15 chất
7: Các chất chống tạo bọt: dùng để làm mất khả năng tạo bọt của thực phẩm nhóm này có 4 chất.
8: Chất độn: dùng để làm tang khối lượng của thực phẩm nhóm này gồm có 3 chất
9: Chất ngọt tổng hợp: dùng để tạo vị ngọt cho thực phẩm nhóm này gồm có 7 chất
10: Các chế phẩm tinh bột: dùng để làm tang độ dày, độ đông đặc, độ ổn định và tang khối lượng cho thực phẩm, nhóm này gồm có 17 chất.
11: Các emzym: dùng để xúc tác quá trình chuyển hóa trong thực phẩm nhóm này có 7 chất.
12: các chất đẩy khí: dùng để đẩy không khí trong các túi đựng sản phẩm nhóm này có 2 chất.
13: các chất làm bóng: dùng để làm bóng bề mặt sản phẩm nhóm này có 6 chất.
14: các chất làm dày: dùng để làm chất độn làm cho sản phẩm trở nên đặc hơn. Nhóm này có 20 chất.
15: các chất làm ẩm: dùng để tạo cho sản phẩm có độ ẩm theo ý muốn, nhóm này có 24 chất.
16: các chất làm rắn chắc: dùng để làm tang tính rắn chắc, tránh sự vỡ nát của thực phẩm. nhóm này có 8 chất.
17: các chất nhũ hóa: dùng để tạo ra hệ phân tán đồng nhất cho sản phẩm nhóm nầy có 24 chất.
18: các loại màu thực phẩm: dùng để tạo ra, hoặc cải thiện màu sắc cho sản phẩm. nhóm này có 24 chất.
19: các chất tạo phức kim loại hòa tan: dùng để tạo phức hòa tan với các kim loại đa hóa trị, cải thiện chất lượng và tính vững chắc của thực phẩm. nhóm nầy có 14 chất.
20: các chất tạo xốp: dùng để tạo độ xốp cho sản phẩm nhóm nầy có 2 chất.
21: chất xử lý bột:
22: các chất tạo hương cho thực phẩm: dùng để tạo mùi thơm cho các sản phẩm thực phẩm. nhóm này có 60 chất bao gồm các chất tạo hương tự nhiên và các chất tạo hương nhân tạo.
III: CÁC CHẤT BẢO QUẢN CHỐNG VI SINH VẬT VÀ CÁC CHẤT DIỆT NẤM LÀ NHỮNG CHẤT GÌ? VÀO CÁC SẢN PHẨM NÀO VÀ LIỀU DÙNG NHƯ THẾ NÀO THÌ PHÙ HỢP?
Chức năng của các chất bảo quản là làm cản trở sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm hay ngừng quá trình lên men, axit hóa hay hư hại của thực phẩm:
MỘT SỐ CHẤT BẢO QUẢN THƯỜNG DÙNG.
Axit Benzoic: dùng cho các loại nước giải khát, các loại rau quả muối chua, lượng dùng tối đa 1g/kg sản phẩm, có thể dùng 1 mình hoặc kết hợp với natri benzoate, kali benzoate, kali sorbat, canxi sorbet.
Axít sorbic: dùng cho sản xuất phomai, mứt, nước quả, lượng dùng 1g/kg sản phẩm.
Canxi sorbat hoặc kali sorbat: dùng cho sản xuất magarin, nước quả, sửa lên men, mứt quả ngâm đường, rượu trái cây, nước chấm, lượng dùng tối đa 1g/kg sản phẩm.
Natri benzoate: dùng cho sản xuất dư chuột dầm, thủy sản đóng hộp, viên xúp, nước giải khát, rượu vang, mứt, thạch quả, nước sốt cà chua. Lượng dùng 1g/kg sản phẩm.
Natri sorbat: dùng cho mứt quả, sữ, bơ, pho mát, quả đông lạnh, bánh kẹo, thủy sản, nước chấm, nước gải khát, dùng một mình hay kết hợp với các axit sorbic hay các benzoate.
Kali nitrat: dùng trong sản xuất thịt hộp, thịt muối, thủy sản, lạp xưởng, giăm bong dùng một mình hay kết hợp với natri nitrat.
Kali bisunphit: dùng trong sản xuất khoai tây rán, mứt cô đặc, quả ngâm đường, sảm phẩm thịt, thủy sản.
Chuyện cuối tuần: Làm sao bán được cái...
Ngày đăng : 15.03.2017
Donald Trump: “Việc của tôi là đại diện...
Ngày đăng : 01.03.2017
Công thức pha chế tinh dầu
Ngày đăng : 14.01.2017
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh xử lý nước...
Ngày đăng : 14.01.2017
Qui trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp
Ngày đăng : 14.01.2017
Hướng dẫn sử dụng cloramin B để xử lý...
Ngày đăng : 14.01.2017
Sử dụng phụ gia, hóa chất trong thực ph...
Ngày đăng : 14.01.2017
Công Thức Chế Biến Nước Rửa Chén
Ngày đăng : 14.01.2017